Ý nghĩa hoa xuyến chi và tác dụng chữa bệnh của hoa này
Khi nhắc đến những loại hoa dại mọc ở nhiều nơi thì chúng ta không thể nhắc đến loại hoa xuyến chi. Hãy cùng chuyên mục hạt giống hoa tìm hiểu về ý nghĩa hoa xuyến chi cùng với cách trồng hoa xuyến chi của hạt giống giá tốt.
Giới thiệu về hoa xuyến chi
Hoa xuyến chi hay còn được biết đến với cái tên như cỏ xuyến chi hay cúc xuyến chi. Tên khoa học của chúng là Wedelia trilobata, chúng là một loài thực vật thuộc loài thực vật học nhà cúc. Chúng là loài hoa bắt nguồn từ miền tây Ấn Độ, sau đó thì chúng được du nhập vào các nước Châu Âu, và châu Phi vào khoảng cuối thế kỷ XVI.
Ở Việt Nam, thì hoa xuyến chi là 1 loại cỏ dại thường mọc rất nhiều ở các ghềnh đá, bãi cát, hay ở các vùng đất hoang.
Đặc điểm của hoa xuyến chi
Đặc điểm sinh trưởng của hoa xuyến chi
- Hoa xuyến chi tốc độ sinh trưởng, phát triển rất nhanh, tuy nhiên lại có tuổi thọ tương đối ngắn chỉ kéo dài khoảng mấy tháng, sau đó sẽ lụi dần.
- Bất cứ ở môi trường và điều kiện thời tiết như thế nào, xuyến chi vẫn phát triển và ra hoa bình thường.
Cỏ xuyến chi cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, ưa khí hậu khô thoáng, nhiều nắng, nhu cầu nước thấp, dễ nhân giống từ các đoạn thân, cành.
Đặc điểm hình thái của hoa xuyến chi
- Hoa xuyến chi là một loại cây thuộc loài cây thân thảo, vì thế mà chúng có dạng bò, trườn hoặc leo, thân cây có màu xanh pha với ít ánh đỏ tím, thường có 1 lớp lông mỏng bao phủ bên ngoài.
- Thân của hoa xuyến chi được chia thành nhiều đốt, mỗi đốt lại phát triển thành rễ cây, giúp cây bò dài.
- Lá của xuyến chi là loại lá đơn mọc đối, xẻ thùy sâu, mép có răng cưa nhỏ. Lá có dạng hình bầu dục nhọn đầu, có gân nổi, bề mặt lá được bao phủ bởi 1 lớp lông nhám.
- Hoa xuyến chi thường sẽ có màu cam giống như màu hoa cúc vạn thọ, cụm hoa có hình bầu dục, thường mọc từ nách lá, mang hoa không đều ở vòng ngoài, nhưng đều dần về bên trong, hoa thường có cách môi lớn màu vàng tươi, chia thành 3 thùy không đều.
- Quả xuyến chi có màu nâu xám, bên trong chưa từ 2 – 5 hạt, vỏ ngoài được bao phủ bởi 1 lớp lông nhám.
Ý nghĩa của hoa xuyến chi
- Theo truyền thuyết Ailen, hoa xuyến chi là hiện thân của những linh hồn trẻ em để xoa dịu nỗi đau mất con cho cha mẹ các bé mà Chúa đã để những linh hồn này hóa thành những bông hoa trải dài khắp các núi đồi. Ngoài ra, thì hoa xuyến chi còn là đại diện của sự ngây thơ, trong sáng trong cuộc sống.
- Đầu tiên, có thể đối với văn hóa của 1 số nước phương Tây, họ cho rằng xuyến chi là biểu tượng cho 1 tình yêu mãi chung thủy, sắt son 1 lòng chờ đợi, hướng về người mình yêu.
Lợi ích của hoa xuyến chi
- Ngoài những ý nghĩa thương liêng về tình yêu, cuộc sống, hoa xuyến chi còn có rất nhiều công dụng khác mà bạn không nên bỏ qua như: Cây xuyến chi có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh cho con người, bởi vì trong cây có chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như giúp lưu thông máu, nhuận tràng,…
- Một số nơi người dân thường sử dụng trị vết rắn cắn, côn trùng độc cắn bằng cách giã nát rồi đắp trực tiếp vào vết thương. Trẻ con cũng thường dùng loại này cầm máu khi bị thương. Với những đặc tính riêng, cây xuyến có tác dụng dùng chữa viêm họng, sưng họng phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, dị ứng, mày đay, các bệnh ngoài da như bị mẩn ngứa, sưng đỏ,…
Cách trồng hoa xuyến chi
Chuẩn bị đất trồng hoa xuyến chi
- Xuyến chi có khả năng sinh trưởng ở nhiều nền đất, khí hậu khác nhau, nên đất trồng hoa xuyến chi chỉ cần đủ ẩm, cũng như có chế độ thoát nước hợp lí là cây có thể phát triển bình thường
- Tuy nhiên, để cây phát triển nhanh và tốt nhất, nên chọn những loại đất có độ dinh dưỡng nhất định.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm hỗn hợp để tạo độ dinh dưỡng như: phân chuồng ủ mục, phân trùn quế, bã mùn, vỏ trấu, vỏ thông,…, cũng như cân bằng độ pH cho đất bằng vôi bột.
- Trước khi trồng cây, nên phơi ải đất khoảng từ 20 – 25 ngày, sau đó mới tiến hành trồng hoa xuyến chi
Cách trồng hoa xuyến chi
Hiện nay, hoa xuyên chi được nhân giống chủ yếu bằng 2 cách: gieo hạt hoặc chiết cành
Thông thường trong mỗi quả của xuyến chi có chứa hạt, đợi khi quả già bạn có thể lấy hạt từ cây có giống phát triển tốt, đem rải khắp vườn, hoặc gieo vào trong chậu ẩm, sau đó tưới lại với 1 ít nước. Chỉ sau từ 2 – 3 tuần sau đó, hạt giống sẽ tự nảy mầm và chồi con cũng bắt đầu phát triển.
- Nhân giống bằng cách chiết cành:
Đối với phương pháp chiết cành, yêu cầu bạn cần có thêm 1 số kỹ năng và công sức thì cây mới phát triển khỏe mạnh được.
Đầu tiên, chọn những cây mẹ có hoa to, cành chắc khỏe sức sinh trưởng tốt, dùng kéo hoặc dao sắc cắt lấy từng đoạn dài khoảng 40cm.
Sau đó, đem cành chiết giâm vào đất ẩm, hoặc chậu cây với khoảng cách mỗi cây từ 5 – 7cm.
Cuối cùng, tiến hành tưới thật đẫm cho cây, để đảm bảo cây có đủ ẩm, sau khoảng 5 – 7 ngày sau, cành chiết sẽ bắt đầu bén rễ và phát triển chồi non.
Cách chăm sóc hoa xuyến chi
Tưới nước cho hoa xuyến chi
- Hoa xuyến chi cần độ ẩm rất cao, bởi hoa thích ứng tốt với môi trường có độ ẩm cao, vì vậy 1 ngày cần tưới nước ít nhất 1 lần cho cây, khuyến khích nên sử dụng giàn tưới phun sương sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Bón phân cho hoa xuyến chi
- Xuyến chi vốn là 1 loại cỏ dại, nên không đòi hỏi quá nhiều phân bón, bạn có thể sử dụng phân chuồng hoặc phân vi sinh để bón thúc cho cây 1 tháng/1 lần.
- Ngoài ra, cứ 2 tháng nên bổ xung thêm hàm lượng phân KCL để hoa có chất lượng tốt và độ bền lâu hơn.
Thường xuyên làm cỏ, cắt, tỉa cành cho hoa xuyến chi
- Xuyên chi cũng cần thường xuyên làm cỏ dại để ngăn ngừa các mầm mống sâu bệnh phát triển, cũng như tạo độ thông thoáng cho cây phát triển.
- 3 tháng/1 lần nên tiến hành tỉa bớt những cành già, cành khô để đảm bảo diện tích cho các nhánh khác phát triển, cũng như kiểm soát được độ dài của cây không chiếm nhiều diện tích.
Phòng trừ sâu bệnh cho hoa xuyến chi
- Cần thường xuyên thăm vườn và kiểm tra tình trạng của cây, để có những biện phòng ngừa hiệu quả trước khi sâu bệnh lây lan ra khắp vườn.
- Nếu phát hiện các cành hoặc cây bị bệnh, cần tiến hành loại bỏ gấp để tránh lây nhiễm sâu bệnh sang các cây khác, gây thiệt hại nặng. Hy vọng với những chia sẻ về cách trồng cũng như chăm sóc cỏ xuyến chi ở trên, sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm bổ ích khi trồng hoa xuyến chi tại nhà.
Bài viết cùng chuyên mục:
HẠT GIỐNG: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA CÚC
QUY TRÌNH CHĂM SÓC HẠT GIỐNG HOA CÁC LOẠI