trầm cảm ở trẻ nhỏ

Những dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh trầm cảm ở trẻ

Những dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh trầm cảm ở trẻ

Cuộc sống ngày càng hiện đại và phức tạp, nhiều áp lực được đặt ra khiến không ít người bị trầm cảm. Điều đáng ngại, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng rất dễ bị tác động xấu đến tâm lý. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trầm cảm ở trẻ của blog

Trầm cảm là một căn bệnh ngày càng phổ biến và có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào. Các triệu chứng bệnh ở trẻ em cần được phát hiện sớm để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị rất quan trọng vì sẽ giúp ngăn ngừa nhiều hậu quả nghiêm trọng sau này.

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một căn bệnh thuộc tâm thần học. Nguyên nhân do não bộ bị rối loạn khi hoạt động gây ra những thay đổi thất thường trong suy nghĩ và hành động. 

Bệnh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận, hành vi và suy nghĩ của người bệnh và có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất.

Ngày nay, ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào cũng có thể bắt gặp căn bệnh này. Theo một vài nghiên cứu, bệnh trầm cảm thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.

trầm cảm ở trẻ nhỏ

Biểu hiện của bệnh trầm cảm

Biểu hiện của bệnh trầm cảm khá đa dạng và tùy vào mỗi bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi mắc căn bệnh này:

Mất cảm giác hứng thú hoặc các sở thích: luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, đi đứng chậm chạp, không muốn làm việc và cơ thể uể oải, không có sức lực để làm việc dù chỉ là việc nhẹ. 

Ngoài ra, người bị trầm cảm cũng không để ý mọi thứ xung quanh bảo gồm cả cha mẹ, bạn bè, con cái và cũng không còn hứng thú với các sở thích vốn có, thờ ơ với tình cảm và ham muốn tình dục.

Mất ngủ: đây là triệu chứng dễ gặp nhất, chiếm tới 95% trong số các trường hợp bệnh. Người bị trầm cảm thường rất khó ngủ mặc dù cảm thấy rất buồn ngủ và sẽ dậy sớm hơn thường ngày. Khi người bệnh ngủ ít hơn bình thường 2 tiếng sẽ được coi là mắc bệnh mất ngủ.

Mất cảm giác thèm ăn, sụt cân hoặc một số ít có triệu chứng tăng cân: người bệnh thường xuyên cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng và nghiêm trọng hơn là bỏ bữa nhiều ngày dẫn đến giảm cân. Một số bệnh nhân khác lại ăn nhiều hơn, điều này khiến cân nặng tăng nhanh chóng.

Cảm giác buồn bã, tự ti: luôn cảm thấy chán nản, tự ti về bản thân. Tâm trạng luôn buồn rầu, mất niềm tin vào cuộc sống.

Có ý định hoặc hành vi tự sát: Người trầm cảm thường cảm thấy tuyệt vọng về cuộc sống của mình và có suy nghĩ đến cái chết. Họ rất dễ xúc động, bi quan, và có ý nghĩa tiêu cực tìm cách để giải thoát cho bản thân.

Xem thêm:

MẸ CẦN BIẾT: CÔNG THỨC NẤU BỘT ĂN DẶM CHO TRẺ 4 THÁNG TUỔI

Tác hại của trầm cảm

Hơn 50% các trường hợp tự sát là do bệnh trầm cảm gây ra. Theo như một khảo sát của tổ chức Y tế Thế Giới, ước tính có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng do căn bệnh này.

Đối với những người bị trầm cảm nhẹ, nếu để tình trạng bệnh kéo dài cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. Không những thế, trầm cảm sẽ khiến bạn cảm thấy nặng nề hơn khi làm việc và giao tiếp với người thân, bạn bè. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh càng nghiêm trọng.

Một số cách nhận biết trẻ bị trầm cảm sớm

trầm cảm ở trẻ nhỏ

Ngày nay không chỉ ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng là đối tượng rất dễ mắc bệnh trầm cảm. Nếu không chú ý rất dễ gây ra những hậu quả khôn lường. Dưới đây là một số cách giúp phụ huynh nhận biết bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ:

Tư duy: kết quả học tập của trẻ có dấu hiệu bị giảm sút do trẻ không tập trung, xao nhãng. Tuy nhiên, một số trẻ đặc biệt, khi bị trầm cảm lại cảm thấy hứng thú, chăm chỉ học tập, ban đầu kết quả có thể tốt nhưng sau đó sẽ giảm đi rõ rệt.

Rối loạn ăn uống: Dấu hiệu nổi bật là trẻ sẽ mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, bỏ bữa, cân nặng sẽ bị giảm sút đột ngột hoặc trong một số trường hợp sẽ ăn nhiều hơn để giải tỏa stress.

Biểu hiện bằng các triệu chứng trên cơ thể: Đau bụng, đau đầu, đau ngực, ngột ngạt đi kèm cảm giác buồn chán là những biểu hiện dễ gặp của chứng bệnh trầm cảm nhẹ.

Cảm giác chán nản: Tâm trạng buồn chán và hay gắt gỏng, giảm hứng thú học tập hoặc tự cô lập không tham gia các hoạt động chung. Ngoài ra trẻ thường thờ ơ ít quan tâm đến xung quanh, tuy nhiên một số lại tìm kiếm người thân, bạn bè để tâm sự, giãi bày hoặc lao vào học tập.

Rối loạn hành vi: Nghịch phá, chống đối xã hội, trộm cắp,.. là một số biểu hiện của rối loạn hành vi thường gặp.

Xem thêm:

CÔNG THỨC NẤU CHÁO DINH DƯỠNG GIÚP BÉ “LỚN NHANH NHƯ THỔI”

Lời khuyên cho cha mẹ khi có trẻ bị trầm cảm

trầm cảm của trẻ

Khi bị bệnh trầm cảm, trẻ vẫn chưa thể ý thức được những thay đổi trong cảm xúc cũng như hành vi của mình. Vì vậy các bậc cha mẹ nên chú ý và thường xuyên tâm sự, chia sẻ cùng con để tìm hiểu nguyên nhân và có thể dẫn trẻ đến cơ sở y tế để tìm biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh trầm cảm ở trẻ cần được chữa trị và không nên hy vọng vào việc các em chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn vui vẻ một vài ngày là có thể bình thường lại được.

Theo giám đốc Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) – tiến sĩ Evans cho rằng: “Cố gắng tìm hiểu những việc khiến trẻ phiền muộn, đừng xem thường chúng. Những việc ấy có vẻ không có gì nghiêm trọng với bạn, nhưng có thể là cả một vấn đề đối với con bạn đấy”. Chính vì vậy, các bậc làm cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện, lắng nghe về những vấn đề mà con bạn đang trải qua và khích lệ trẻ tham gia kết nối cùng bạn bè, xã hội.

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên cho trẻ bổ sung những loại thực phẩm giúp phòng chống và làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm như: quả bơ, cherry, tiêu, nghệ, trứng… Những thực phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng một cách hiệu quả.

Ngày nay, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc căn bệnh này và đã để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hy vọng thông qua bài viết này của https://hatgionggiatot.com/ , các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để nhận biết những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở trẻ một cách sớm nhất. Từ đó, có biện pháp phù hợp để bảo vệ và chăm sóc trẻ tốt hơn.


Posted

in

by

Tags:

Comments

One response to “Những dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh trầm cảm ở trẻ”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *