Rau ngót hay còn được gọi là rau bồ ngót, bù ngót hay bồ ngọt,… Tên Hán còn gọi là hắc hiện thần. Vì khi gió đông về loài rau này sẽ đâm chồi nảy lộc. Ngoài ra, rau ngót còn có tên khoa học là Sauropus androgynus.
Theo đông y, rau ngót tính mát lạnh (vì thế thường được nấu chín sẽ an toàn hơn), vị ngọt. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm,…
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RAU NGÓT
Theo các nghiên cứu về thành phần hóa học của rau ngót cho thấy: Trong 100g rau có:
– 6.5g đạm, 0.08g chất béo, 9g đường, 503mg Kali, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 0,45mg đồng, 23.300UI betacaroten, 85mg sinh tố C, 0.033mg B1, 0.88mg B2.
– Rau ngót cũng chứa nhiều magie, đồng, kali, sinh tố C và PP.
– Về axit amin thì trong 100g rau ngót chứa 0.34 threonin, 0,25g phenylalanin, 0,24g leucin, 0,23g isoleucin, 0,16 lysin, 0,13 methionin, 0,05g tryptophan.
– Ngoài ra, với lượng đạm hạn chế giúp điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận.
– Rau ngót được chuyên gia khuyên dùng cho giảm cân và bệnh đường huyết cao.
– Bên cạnh đó rau ngót là một trong những loại thực vật hiếm có chứa vitamin K.
TÁC DỤNG CỦA RAU NGÓT:
– Thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Lá rau ngót tươi có thể ép nước hoặc nấu canh rau ngót.
– Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh vừa có vị ngọt đậm đà, vừa thanh nhiệt
– Rau ngót vị mát, thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người đang bị cảm cúm gây ho suyễn.
– Rau ngót sinh nhiệt thấp, ít glucid và lipid nhưng lại nhiều protein, do đó rất phù hợp với người muốn giảm cân, bị bệnh tim mạch và tiểu đường.
– Rau ngót chứa inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường
– Rau ngót đặc biệt tốt cho sản phụ sau sinh chữa sót nhau thai.
– Ăn rau ngót giúp lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp.
– Rau ngót trị chảy máu cam
– Rau ngót chữa tưa lưỡi ở trẻ nhỏ
– Lá rau ngót điều trị đau mắt đỏ
– Hóc xương cá.
– Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em
– Giải rượu.
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RAU NGÓT
Rau ngót rất dễ trồng, phát triển ở nhiều loại đất khác nhau miễn là đất không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn quá là được.
THỜI VỤ TRỒNG RAU NGÓT
– Rau ngót có thể trồng nhiều vụ quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là khi bắt đầu mùa mưa.
– Khoảng cách giữa các hàng rau ngót: hàng cách hàng 50-60 cm, cây cách cây 20-30 cm.
ƯƠM HẠT GIỐNG RAU NGÓT:
– Ngâm hạt giống rau ngót trong nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 3 giờ. Sau khi ngâm xong, người trồng vớt ra, ủ hạt trong khăn lông ẩm sạch đã vắt ráo nước.
– Sau 24h, rửa hạt bằng nước ấm và ủ tiếp cho tới khi hạt nảy mầm.
– Hàng ngày đều đặn bỏ hạt rau ngót ra rửa rồi đem ủ lại, hạt nào đã nảy mầm thì đem ra gieo.
BÓN PHÂN CHO RAU NGÓT
– Rau ngót có thể thu hoạch liên tục vì thế không cần bón phân quá nhiều, cách khoảng 2 tháng bón lót 1 lần và khoảng 6 tháng thì người trồng bón thêm phân hữu cơ cho cây. Rau ngót chỉ nên để tầm 2 năm, sau 2 năm nên trồng lại cây mới để đạt hiệu quả và năng suất cao hơn.
SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG THẤY Ở RAU NGÓT:
Rau ngót thường bị sâu ăn lá, sâu cuốn làm hại. Lúc này bạn chỉ cần mua loại thuốc trừ sâu Pegasus 500SC để trừ bệnh hoặc thuốc vi sinh Biocin luân phiên phun với thuốc Sherpa, Sherzol, SecSaigon.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Kỹ thuật trồng nấm tuyết ngân nhĩ đạt năng suất cao
Leave a Reply