rau mong toi

Cách trồng rau mồng tơi sạch tại nhà

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi sạch tại nhà cho năng suất cao

Rau mồng tơi là một trong những loại rau phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Rau mồng tơi thường được dùng để làm nguyên liệu để nấu những món canh như canh ngao, canh thịt,… Vì đây là một loại rau được dùng nhiều nên được bán rộng rãi, tuy nhiên đây cũng là một loại rau rất dễ bị dùng những thuốc bảo vệ thực vật cũng như chất kích thích. 

Rau mồng tơi cũng đồng thời là một loại rau rất dễ trồng, vì thế mà bạn hoàn toàn có thể tự trồng cho gia đình mình một vườn rau mồng tơi nhỏ để phục vụ cho những bữa ăn của gia đình mình. Kỹ thuật trồng rau mồng tơi có được năng suất cao thì không phải ai cũng biết.  

rau mong toi

Rau mồng tơi có tên tiếng anh là Basella alba L, chúng thuộc họ Mồng tơi, đây là một loại cây dạng dây leo quấn, thân mập và nhớt, khả năng sinh sống từ 1 năm cho đến 2 năm. Với rau mồng tơi thì kỹ thuật trồng rất dễ thực hiện, dễ chăm sóc, cũng như rất dễ tìm mua hạt giống hay là cây giống rau mông tơi. 

Thời vụ trồng rau mồng tơi

Rau mồng tơi có thể trồng ở nhiều nơi hầu như là khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Trên thực tế thì rau mồng tơi thích hợp trồng ở miền Nam hơn vì ở đây thì rau mồng tơi có thể trồng quanh năm, tuy nhiên đối với miền Bắc thì rau mồng tơi thường chỉ trồng vào khoảng thời gian là vụ xuân sau Tết, và thời điểm thu hoạch sẽ là suốt mùa vụ hè thu. Thời gian gieo trồng sẽ thường là từ đầu tháng 3 cho đến đầu tháng 5, thời điểm thu hoạch sẽ rơi vào tầm tháng 5 cho đến tháng 9. 

Giống rau mồng tơi

Hiện tại rau mồng tơi hiện có rất nhiều loại. Loại rau mồng tơi được trồng phổ biến trong sản xuất thường là loại mồng tơi trắng, và loại mồng tơi trắng có phiến lá màu nhỏ, phần thân mảnh và lá và thân có màu xanh nhạt. Với các giống mồng tơi khác thì phần tía có phiến lá hơi nhỏ, phần thân và gân lá có màu hơi đỏ tím, những loại mồng tơi lá to được nhập từ Trung Quốc thì lá sẽ dày, phiến lá to, màu xanh đậm, thân mập hơn và khi trồng thì thường được trồng dày hơn để dễ cắt tỉa hơn những cảnh non và ít nhớt và cho năng suất sẽ cao hơn. 

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi

rau mong toi

Trong kỹ thuật trồng rau mồng tơi thì để có được năng suất tốt thì việc có được một không gian tốt là điều cần thiết. Không gian thuận lợi nhất đó chính là một mảnh vườn mà có thể có ánh nắng chiếu vào, thuận tiện cho việc leo giàn cùng với việc thuận tiện gieo trồng. 

Mặc dù vậy, nếu bạn ở thành thị và không có vườn để trồng thì đừng lo vì loại rau này vẫn có thể trồng với phương pháp trồng rau trong chậu nhựa, thùng xốp ở trên sân thượng hoặc ban công. 

>>>: Rau trồng trong mát và những điều bạn chưa biết

Trồng bằng khay xốp, chậu nhựa

Nếu bạn thực hiện trồng rau trong khay xốp hoặc chậu nhựa thì hãy thực hiện kỹ thuật trồng rau mồng tơi mà chúng tôi tổng hợp lại được nhé. Trên thực tế thì kỹ thuật trồng rau mồng tơi trong chậu không khó như bạn nghĩ mà chúng lại rất đơn giản. 

Khi thực hiện trồng bằng phương pháp này thì bạn hãy cho một khối lượng đất trồng có độ dày khoảng 8cm vào trong chậu rồi tiếp đó thì gieo hạt giống lên trên khay  với số lượng cứ 1 khay thì sẽ khoảng 10 gam hạt giống. Tiếp đó thì sau khi dải hạt thì bạn hãy phủ lên trên khay trồng một lớp đất mỏng sau đó thì thực hiện việc tưới nước, bạn nên dùng bình xịt và phun nhẹ để tạo độ ẩm cho đất. Đồng thời với kỹ thuật trồng rau mồng tơi bằng khay xốp hay chậu nhựa thì bạn hãy thực hiện tưới khoảng 2 lần trong một ngày. Hạt sẽ nảy mầm sau khoảng 5 ngày đến 7 ngày. 

Trồng bằng leo giàn

Trong kỹ thuật trồng rau mồng tơi bằng leo giàn thì để có thể thực hiện được phương pháp này thì trước tiên bạn hãy giải lên trên khay khoảng 15 hạt cho đến 30 hạt giống rau mồng tơi. Sau đó thì lấp lên trên một lớp đất mỏng và tưới nước khoảng hai lần cho một ngày. Thường xuyên theo dõi để tránh sâu hại ăn cây. Khi cây có được độ cao khoảng 20cm thì bạn hãy thực hiện làm giàn cho cây để có thể leo giàn. 

Vì rau mồng tơi là một loại rau ưa sáng vì thế mà khi thực hiện trồng rau mồng tơi bạn nên lựa chọn trồng ở những nơi có điều kiện phát triển tốt. Vào mùa mưa, để cho cây rau mồng tơi tránh bị ngập úng thì bạn hãy tránh tưới nhiều nước cho cây để tránh gặp phải tình trạng bị ngập úng. Khi trồng vào thời điểm nắng nóng thì nên tưới đủ nước khoảng 2 lần cho một ngày để có thể duy trì được độ ẩm cho cây. 

Chăm sóc rau mồng tơi

Trong kỹ thuật trồng rau mồng tơi, thì để có được năng suất tốt bạn nên chú ý đến việc chăm sóc. Trong việc chăm sóc rau mồng tơi bạn nên chú ý đến việc tránh dùng nước thải sinh hoạt để tưới cây. Cũng không nên dùng những loại phân được sản xuất từ rác thải thành phố, vì chúng có chứa nhiều kim loại nặng và khi bón cây sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn. Nếu dùng phân hữu cơ thì nên trộn cùng với phân lân bón lót và khi bón xong thì nên cày đất. Bạn nên ngừng bón phân trước khi thu hoạch khoảng 7 ngày cho đến 10 ngày. Nên tính toán lượng phân bón tùy theo loại đất trồng, giống cũng như từng giai đoạn phát triển của cây. 

>>>: Hướng dẫn cách làm giá đỗ đậu nành đơn giản tại nhà đảm bảo thơm ngon, béo ngậy 

Thu hoạch rau mồng tơi

Trồng rau mồng tơi không cần tốn nhiều thời gian là bạn đã có thể thu hoạch rồi. Trên thực tế thì bạn chỉ cần gieo trồng sau khoảng một tháng là đã thu hoạch được rồi. Để thu hoạch rau mồng tơi thì bạn chỉ cần việc dùng dao để cắt từ cách gốc khoảng 5cm đến 10 cm là được. Nên thu hoạch vào thời điểm sáng sớm, tránh thu hoạch vào trưa hay chiều vì lúc đó sẽ dễ khiến cho rau bị ôi.  

Như vậy qua một vài thông tin bổ ích sau thì hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công việc trồng rau mồng tơi tại nhà để có được những mớ rau mồng tơi tươi ngon phục vụ cho gia đình của bạn. 


by

Tags: