Rau Khúc là rau gì?
Rau khúc còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như: Thử nhĩ, Thử Khúc Thảo, Phật nhĩ thảo, Hoàng hoa bạch ngả, Hoài nhi thảo, Thanh minh thảo. Ngoài ra thì trong khoa học rau khúc có tên tiếng anh là Gnaphalium Affine D.Don. Rau khúc là loại cây thuộc họ Asteraceae (cúc) và thuộc chi Gnaphalium L. Mặc dù chúng có nhiều cái tên gọi khác nhau nhưng cái tên dễ gọi, thân thiện nhất và cũng phổ biến nhất đó chính là rau khúc. Rau khúc là một loại rau thường được mọc dại ở các bãi đất trống, bạn có thể thấy chúng nhiều ở những bờ ruộng hoặc bờ cát. Đặc biệt bạn có thể dễ dàng tìm thấy rau khúc ở những ruộng ngô. Rau khúc thường được phân bố ở những nước ở khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Nepal. Và ở Việt Nam thì rau khúc thường mọc nhiều ở khu vực phía Bắc, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như: Ninh Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên,….. >>> Có thể bạn quan tâm: TOP CÁC LOẠI RAU ĐẮT ĐỎ ĐƯỢC TRỒNG BẰNG HẠT GIỐNG: https://hatgionggiatot.com/top-cac-loai-rau-dat-do-duoc-trong-bang-hat-giong.htmlMột số đặc điểm nhận biết rau khúc
Một vài đặc điểm ngoại hình để bạn có thể nhận biết được rau cúc đó là: Rau Khúc là một loại cây thuộc cây thân cỏ, chiều cao trung bình của rau khúc thường cao khoảng hơn một gang tay. Rau khúc có nhiều cành đồng thời thì phần lông của rau khúc có màu trắng và rất mịn, ở hai mặt lá đều có lông mịn. Cây khúc có hoa mọc ở ngọn và thân và chúng có màu vàng nhạt. Lá của rau khúc thường mọc so le với nhau. Rau khúc có quả rất bé, chúng có hình trứng và sẽ có nhiều hạch nhỏ rải rác nhau. Rau khúc có mùa ra hoa kết quả thường rơi vào tháng 3 và đến tháng 5. Rau khúc có lẽ phổ biến nhất là ở những vùng thôn quê phía đồng bằng Bắc Bộ. Thường khi quả của cây rau khúc gì thì những hạt rau nhỏ li ti sẽ thường cuốn theo chiều gió và rơi vào đất cùng với đó là sẽ phân tán khắp nơi. Hạt cây rau cúc thường nảy mầm vào cuối mùa đông, và rau khúc mọc và phủ kín những bãi đất trống vào khoảng đầu xuân.Phân loại rau khúc
Khi nhắc đến rau khúc thì người ta thường hay phân thành hai loại đó là rau khúc tẻ và rau khúc nếp. Ngoài ra thì cách để nhận biết hai loại rau trên đó chính là dựa vào hình dáng bên ngoài. thường thì sẽ nhìn vào phần thân của chúng, thân của rau khúc tẻ thường sẽ to hơn rau khúc nếp. Mặc dù vậy thì rau khúc nếp lại có mùi thơm và có hương vị ngon hơn so với rau khúc tẻ. Chính vì thế mà khi làm bánh hay làm xôi thì người ta thường dùng rau khúc nếp hơn.Các công dụng của rau khúc
Tuy rau khúc không được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và chỉ được đánh giá là một trong những loại rau dại, tuy nhiên không vì thế mà rau khúc lại không mang đến những giá trị gì đến sức khỏe của con người. Trong Đông Y thì rau khúc được đánh giá là một loại rau có tính bình, có chút vị ngọt và hơi đắng. Rau khúc có nhiều tác dụng trong chữa một số loại bệnh như:- Giúp tiêu đờm, trừ phong hàn.
- Giúp điều trị bệnh hen suyễn, và ho ra nhiều đờm.
- Giúp chữa cảm lạnh dẫn đến sốt, bạch đới, ung thũng.
- Giúp chữa trị khí hư ở phụ nữ.
- Có thể giúp giảm sự đau nhức do bệnh gout gây ra.
- Giúp làm giảm đau sưng ở gân cốt, tổn thương do đau nhức, sưng thũng ở đầu gối.
- Giúp trị chứng đầy bụng, tiêu chảy, kiết lỵ,…
NHỮNG TÁC DỤNG CỦA CẢI THẢO MÀ CÓ THẺ BẠN CHƯA BIẾT ĐẾN.
(5+) CÔNG DỤNG CỦA DƯA LEO BỔ ÍCH CHO SỨC KHỎE
Hướng dẫn cách làm bánh Khúc (xôi Khúc)
Thường thì khi nhắc đến rau khúc thì chúng ta thường hay nghĩ đến món bánh khúc, hay còn được gọi là rau khúc. Và vì rau khúc chính vụ vào đầu mùa xuân nên thời điểm này chúng ta sẽ được thưởng thức món bánh này nhiều hơn, và để có thể thưởng thức chúng quanh năm thì thông thường những người làm bánh sẽ phải chuẩn bị và dự trữ nguyên liệu, cách mà để có được rau khúc đó là họ sẽ đem phơi khô rau khúc bảo quản chúng và dùng dần. Chỉ cần việc bỏ rau khúc phơi khô ra và ngâm với một chút nước sau đó giã nhỏ là có thể dùng chúng làm nguyên liệu cho bánh khúc rồi. Thực tế thì cách làm xôi khúc- bánh khúc không quá khó như bạn nghĩ. Sau đây sẽ là phần hướng dẫn làm bánh khúc mà chúng tôi sẽ chia sẻ đến với các bạn. Chúc các bạn thành công với công thức của chúng tôi đưa ra nhé. Nguyên liệu cần chuẩn bị:- Rau khúc
- Bột nếp
- Đậu xanh xát vỏ
- Thịt ba chỉ
- Trước tiên là đối với rau khúc thì bạn hãy hấp và giã nhuyễn ( nếu bạn dùng rau khúc phơi khô thì hãy ngâm mềm với nước trước khi hấp và giã nhé). lưu ý là hãy rửa sạch không còn bụi bẩn.
- Tiếp đến là sau khi rau khúc đã được hấp chín và dã nhuyễn thì bạn hãy trộn phần rau khúc chung với bột nếp thật đều và dùng chúng để làm vỏ bánh.
- Hấp chín đậu xanh, sau đó đem giã nhuyễn và trộn đều với thịt ba chỉ cùng với hạt tiêu xay và dùng để làm nhân bánh.
- Sau khi đã chuẩn bị xong nhân bánh và vỏ bánh thì bạn hãy dàn mỏng phần lớp vỏ bánh sau đó cho nhân bánh vào và bọc kín lại.
- Sau khi đã lạn xong bánh thì bạn hãy xếp bánh lần lượt vào nồi hấp. Bạn hãy rắc một lượt gạo nếp lên trên từng lớp bánh để tránh việc bánh bị dính vào nhau. Và để bánh được chín đều thì thời gian hấp bánh khoảng tầm 45 phút cho đến 1 giờ đồng hồ.