hoa-thuoc-duoc.nsdh

HẠT GIỐNG HOA| KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA THƯỢC DƯỢC

Thược dược là loài hoa mỏng manh với hương thơm ngát dịu, mềm mại tượng trưng cho sự lãng mạn trong tình yêu. Hoa thược dược thích nghi được với mọi khí hậu hay thời tiết, hoa nở bông rất đẹp nên được nhiều người lựa chọn làm cây trồng trong nhà.

Hoa thược dược ở nước ta có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa đơn mang tính chất của tổ tiên nên chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp, song từ lâu ít thấy trồng. Giống hoa kép đẹp hơn, nhiều hình dáng và màu sắc. Ngoài ra còn có giống cánh rối, có giống cánh hoa xếp như tổ ong.

thuoc-duoc

KỸ THUẬT GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG HOA THƯỢC DƯỢC:

1. Thời vụ trồng:

Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để có hoa đẹp, trồng vào vụ Đông – Xuân là thích hợp nhất, lúc này thời tiết ấm và không quá khắc nghiệt.

2. Chọn giống hoa

Hoa thược dược có thể trồng bằng 3 cách: gieo bằng hạt, giâm cành hoặc trồng từ củ.  Nên chọn mua ở những cơ sở hạt giống uy tín, đảm bảo chất lượng hạt, tỷ lệ nảy mầm cao, dễ phát triển. Cành để giâm nên chọn những cành khoẻ mạnh, không sâu bệnh và có điều kiện sinh trưởng tốt.

3. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng hoa thược dược có thể là đất cát pha hoặc đất trong vườn trộn với phân bón. Ngoài ra người trồng cũng có thể đến các cửa hàng vật tư nông nghiệp mua đất tribat để trồng.

4. Cách trồng

Gieo hạt: Cách này chỉ áp dụng với thược dược hoa đơn.

Gieo trực tiếp lên đất và dùng bình phun sương để tưới, tạo độ ẩm cho đất. Sau 7 – 10 ngày hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con. Vào thời điểm lạnh, thời gian nảy mầm sẽ kéo dài từ 20-25 ngày.

Nhân giống bằng chồi mầm: Cách này chỉ hợp với những giống hoa thược dược kép.

Trong khoảng 4 – 5 tháng cây thược dược không cho hoa, người trồng có thể cắt bỏ thân, để lại khoảng 20 – 30cm, đánh cả bầu cất vào chỗ râm mát. Sau khoảng 15-20 ngày, các chồi mầm sẽ mọc lên từ các đốt thân. Chồi mầm sau 12 – 15 ngày được đem đi giâm.

Trồng củ:

Thời gian thích hợp để đào củ thược dược là giữa tháng 11. Sau khi đào củ không nên bỏ lớp đất trồng bên ngoài, bảo quản nơi khô ráo không bị thấm sương.

Giâm cành:

Cành giâm cắm sâu khoảng 1,5-2cm trên luống hoặc các khay nhựa trồng cây chứa đất sạch. Có thể giâm bằng hai cách: Giâm khô (cắm gốc cành vào cát sạch rồi tưới nước) hoặc giâm ướt (tưới đẫm nước cho cát ẩm rồi giâm cành). Thời gian cho cành giâm ra rễ khoảng từ 10 – 15 ngày tùy theo thời tiết do đó cần căn cứ thời vụ trồng sản xuất để bố trí giâm cành cho thích hợp.

trong-td

KỸ THUẬT CHĂM SÓC HOA THƯỢC DƯỢC

1. Tưới nước

Tưới thường xuyên cho cây vào buổi sáng và tối để tạo độ ẩm, không để cây bị cháy nắng. Cắt bỏ lá vàng, lá già, phun bổ sung phân bón lá khi cành đã hồi phục và ra rễ. Sau 12 – 15 ngày kể từ khi giâm, mỗi cây cho 3 – 5 rễ dài (2 – 3cm), lá ổn định là có thể đem ra trồng ngoài vườn sản xuất

2. Phòng sâu bệnh hại cây

Hoa thược dược dễ bị tấn công bởi sâu ăn lá, sâu cuốn lá và có thể bị nấm. Bệnh đốm lá cũng thường phát sinh vào mùa mưa. Dùng nước Boocđô 0.5% hoặc Zineb 0.1 % để phòng trừ. Với bệnh thối rễ thì chủ yếu do đất tích nhiều nước, người trồng có thể dùng rượu 60 độ rữa sạch rồi trồng lại.

3. Phân bón

Bón phân 1 lần/tuần để cây sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Người trồng có thể dùng phân bón hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục để giúp cây phát triển tốt.

4. Thu hoạch

Sau 3 – 4 tháng, cây sẽ cho ra những bông hoa thược dược rực rỡ.

MỘT SỐ LƯU Ý:

– Để hạt giống nảy mầm cao nhất, người trồng nên đọc kỹ phần hướng dẫn cách trồng chi tiết mỗi loại.

– Hạt khi mua về nên gieo hết ngay, nếu không gieo hết nên bọc kín bỏ trong ngăn mát tủ lạnh.

– Khi gieo hạt: có loại hạt cần lấp đất sâu, có loại phải lấp đất mỏng. Giữ đủ ẩm để hạt nảy mầm tốt, không để quá khô hay quá nhiều nước khiến hạt thối, hỏng và lưu ý cả nhiệt độ nảy mầm của hạt.

– Ngâm ủ hạt giống hoa thược dược trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trước khi gieo, trong khoảng 4-6 giờ, vớt ra để ráo rồi ủ trong khăn ẩm.

– Gieo trong khay hoặc gieo trực tiếp trên bầu ươm. Phủ lên hạt một lớp đất mỏng 1 cm và tưới nước đủ ẩm.
– Trong khoảng thời gian từ 7-14 ngày luôn giữ ẩm cho hạt giống.

– Phân bón người trồng có thể dùng phân chuồng hoai mục, lúc mới trồng nên bón lót để cây có nhiều dinh dưỡng.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc vạn thọ.


Posted

in

, ,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *