Mới lạ với bánh chưng nếp cẩm cho Tết này

Khi nhắc đến ngày Tết cổ truyền thì chúng ta không thể không nhắc đến bánh chưng, một loại bánh không thể không thiếu trong ngày lễ Tết cổ truyền. Và chắc hẳn thì bánh chưng đã không còn xa lạ gì đối với mỗi người dân Việt Nam nữa. Nếu ngày xưa khi mà mỗi dịp Tết đến xuân về hay trong những ngày lễ lớn thì chúng ta mới gói bánh chưng thì giờ bạn có thể thưởng thức bánh chưng bất cứ lúc nào.  Chỉ còn vài tháng nữa là lại đến dịp Tết đến, hãy cùng chuyên mục tin nông sản vào bếp và biến tấu một chút để tạo nên sự hấp dẫn, mới lạ cho bánh chưng nhé. Hãy cùng khám phá ngay công thức cũng như nguyên liệu trong cách làm bánh chưng nếp cẩm nhân thịt mới lạ này nhé.  bánh chưng nếp cẩm

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị ( thực hiện cho ba chiếc)

  • 640 gam: gạo nếp cẩm
  • 500 gam: gạo nếp trắng
  • 500 gam: thịt heo ( lưu ý bạn nên chọn thịt ba chỉ ngon)
  • 540 gam: đậu xanh xát vỏ
  • Một thìa canh nước mắm loại ngon
  • 50 gam: hành tím 
  • Lá dong
  • Dây lạt
  • Các loại gia vị như: muối, hạt nêm, hạt tiêu, đường

Thông tin về gạo nếp cẩm

Gạo nếp cẩm hay ở nhiều nơi còn gọi là nếp than. Đây là loại gạo nếp có màu đen, hạt hơi dài và thon, tuy nhiên chúng sẽ chuyển sang màu tím đậm và có độ bóng khi được nấu chín, có mùi thơm đặc trưng.  Đây là một trong những loại gạo mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng được đánh giá cao về hàm lượng tinh bột như gạo lứt và chúng tốt cho sức khỏe cho người dùng.  Gạo nếp cẩm có hương vị thơm ngon đặc trưng, khi ăn có độ thơm béo, vì thế gạo nếp cẩm thường được sử dụng trong nhiều món ăn như sữa chua nếp cẩm, xôi nếp cẩm, … thành những món ăn tráng miệng, món ăn vặt hấp dẫn đặc biệt đối với giới trẻ và những tín đồ sành ăn.  Đọc ngay:

CHIA SẺ CÁCH LÀM TINH BỘT KHOAI TÂY NGAY TẠI NHÀ, DỄ THỰC HIỆN.

CÔNG THỨC CHO CÁCH PHA SODA MÁT LẠNH XUA TAN NÓNG NỰC NGÀY HÈ

Bí kíp khi chọn nguyên liệu để làm bánh chưng ngon. 

cách làm bánh chưng nếp cẩm nhân thị

Nên mua thịt heo ( thịt lợn) như thế nào? 

  • Thông thường thì khi làm bánh chưng, loại thịt được sử dụng đó chính là thịt ba chỉ, hoặc có thể là thịt nạc vai, và thịt nạc có mỡ. Lưu ý bạn không nên mua thịt chỉ có lạc mà không có mỡ, vì như thế nhân bánh sẽ rất khô, thiếu đi độ béo ngậy. còn nếu như chọn thịt nhiều mỡ quá thì cũng sẽ gây ra chóng ngán, vì vậy khi chọn thịt bạn nên cần chọn thịt sao cho lượng mỡ và lạc thật cân đối. 
  • Để có thể chọn được miếng thịt heo ngon và tươi thì bạn nên chọn những miếng thịt có phần thịt lạc đỏ hồng, phần mỡ thì có màu trắng đục, độ dày của phần mỡ với dưới da khoảng 2cm. Hương thơm của thịt tươi, tránh mua thịt có mùi hôi.
  • Ngoài ra, mẹo để có lựa được những miếng thịt tươi ngon mà được nhiều người áp dụng đó chính là bạn hãy dùng tay và ấn lên trên lớp mỡ nếu như phần ấn quay trở lại trạng thái ban đầu nhanh thì bạn hãy nên chọn miếng thịt đó. 

Nên chọn mua gạo nếp cẩm như thế nào? 

  • Thông thường khi mua gạo nếp cẩm, thì để chọn được gạo ngon, thường sẽ dựa vào hình dáng của hạt gạo. bạn nên chọn những hạt gạo có màu tím đậm và dần chuyển sang màu đen, hạt gạo có dáng tròn và hơi dẹp một chút, phần bụng hạt có một đường màu vàng nhạt. 
  • Không nên mua những hạt có mùi lạ, và bị gãy vụn. 

Nên mua lá dong như thế nào? 

  • Để chọn được lá dong ngon thì bạn nên chọn những lá có màu xanh đậm, không nên chọn lá quá già hoặc quá non, như vậy khi gói sẽ không tạo được hương thơm cho bánh. Lưu ý trước khi gói bánh thì bạn nên lau và rửa sạch cả hai mặt của lá. Cắt bỏ khoảng một nửa phần gân lá để dễ thao tác khi gói bánh hơn.
  • Khi chọn lá dong bạn nên chọn lá có độ dài vừa phải, phiến lá to.
  • Nếu bạn thay thế lá dong bằng lá chuối thì phải chọn lá có màu xanh đậm, bản to. Phần gân lá nên cắt bỏ hoàn toàn, tiếp đến là phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc chần với nước sôi rồi lau sạch bề mặt lá.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Khuôn bánh
  • Nồi áp suất
  • Dao,…..

Cách chế biến Bánh chưng nếp cẩm nhân thịt heo

bánh chưng nếp cẩm

Bước 1: Ngâm gạo nếp cẩm và đậu xanh

  • Trước tiên bạn hãy trộn lẫn hết phần gạo nếp cẩm và gạo nếp trắng lại với nhau. Sau đó cho ngập nước, khoảng một đốt ngón tay, tiếp đó là cho thêm muối ăn khoảng một thìa cà phê, để cho gạo có độ đậm vị. 
  • Sau đó hãy ngâm phần gạo khoảng hơn nửa ngày, để được gạo ngon nhất thì bạn nên ngâm khoảng 14 tiếng đồng hồ. Sau khi ngâm đủ số giờ thì hãy vớt gạo nên và rửa sạch lại với nước sạch.
  • Sau đó bạn hãy ngâm đậu xanh khoảng 4 đến 5 giờ đồng hồ, rồi rửa lại với nước sạch. 

Bước 2: Ướp thịt

  • Trước tiên bạn hãy khử hết mùi hôi của thịt bằng cách, rửa sạch thịt với nước muối pha loãng. 
  • Sau đó thì cắt thịt thành những miếng có kích thước 1cm, tiếp đến thì ướp thịt với muối khoảng ½ thìa cà phê, hạt nêm bột ngọt khoảng ⅓ thìa cà phê, đường khoảng 1 thìa cà phê, nước mắm 1 thìa canh.
  • Sau đó thì bạn hãy trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau cùng với hành tím băm nhuyễn khoảng tầm 50 gam và một chút tiêu.
  • Với đậu xanh sau khi ngâm xong thì bạn hãy vớt ra và trộn vào đó là khoảng một nửa thìa cà phê muối ăn, một nửa thìa cà phê đường, và một phần tư thìa cà phê bột ngọt.
Bước 3: Cho nhân lên lá
  • Trước tiên bạn hãy xếp lá dong thành dấu cộng, sau đó cho nếp cẩm vào trong và dàn đều ra, tiếp đến là cho thịt vào trong cùng với đậu xanh, sau đó cho nếp cẩm phủ lên trên. 

Bước 4: Gói bánh

  • Sau khi đã cho nhân vào bánh thì bạn hãy gấp phần đầu lá lại với nhau, sau đó bạn hãy vỗ nhẹ để cho các hạt được đều. Rồi gấp phần đầu lá lại, tiếp đến là dùng lạt gói thật chặt. 
  • Sau đó thì bạn hãy dùng kéo để cắt những phần thừa của cuống lá và phần lá và lạt dưa sao cho đẹp mắt.
  • Để cho đẹp mắt hơn thì bạn nên dùng khuôn bánh. 
Bước 5: Hấp bánh
  • Trước tiên bạn hãy chuẩn bị một chiếc nồi lớn sau đó, lót ở dưới đáy nồi là các lớp lá thừa, tiếp đến là xếp bánh vào trong nồi theo hình vòng cung, lưu ý bạn lên xếp dọc. Cùng với đó là cho nước vào trong nồi, ngập phần bánh khoảng 2/3 , tiếp đến là hấp trong nồi áp suất trong vòng một tiếng đồng hồ. 
  • Sau khi đã hấp xong đủ số giờ thì bạn hãy, tắt bếp và mở phần nắp để cho bánh chín đều, sau đó lại bật bếp và hấp bánh thêm khoảng hơn nửa tiếng nữa. Tiếp đến là tắt bếp và ủ bánh trong nồi áp suất thêm khoảng 20 phút. 
  • Sau đó bạn hãy vớt bánh ra và ngâm vào nước lạnh khoảng tầm 5 phút. Sau đó thì bạn hãy thực hiện việc ép bánh, bằng cách đè lên bánh một vật nặng vào đó. Tuy nhiên tránh đè nặng để bánh không bị vỡ. 
Thành phẩm bánh chưng nếp cẩm Như vậy chỉ cần thực hiện giống với cách làm bánh chưng truyền thống và thêm nguyên liệu mới là nếp cẩm là bạn đã có ngay được chiếc bánh chưng nếp cẩm nhân thịt ngon độc lạ rồi đó. Khi thưởng thức bạn hãy ăn ăn kèm cùng với củ kiệu hoặc hành muối nhé.  Một vài mẹo làm bánh: 
  • Muốn bánh được giữa và có thể bảo quản được lâu hơn thì bạn hãy luộc bánh thật lâu và kỹ bánh. 

  • Bạn hãy cho nước sôi vào luộc bánh thay vì nước lạnh, vì như vậy màu bánh sẽ xanh và đẹp hơn.
  • Sau khi hấp bánh xong thì bạn nên lau lại mặt bánh sau đó để nơi nơi khô ráo thoáng mát. 
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh chưng nếp cẩm mà hạt giống giá tốt đã đề xuất nhé. Tết này hãy thử bắt tay với món bánh chung ngon độc lạ này nhé.