HẠT GIỐNG: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NGHỆ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Cây nghệ xuất hiện nhiều trong cuộc sống hằng ngày và thường được dùng làm gia vị cho các món ăn thêm hấp dẫn. Ngoài ra, nghệ cũng được sử dụng nhiều trong việc làm đẹpchăm sóc sức khỏeCây nghệ khá dễ trồng. Tuy nhiên để đạt năng suất cao thì cần phải có những kỹ thuật trồng và chăm sóc bài bản hỗ trợ. cay-nghe

I. TỔNG QUAN VỀ CÂY NGHỆ

– Cây nghệ có tên gọi khác là Khương hoàng, thuộc họ Gừng, nhóm thân thảo lâu năm. – Củ nghệ có màu vàng cam, thành phần chính là chất Curcumin, vị hơi cay nóng, hơi đắng, có chút mùi mù tạc và thường được sử dụng làm dược liệu. – Nghệ được dùng làm gia vị trong ẩm thực, nguyên liệu trong việc làm đẹp hay được ứng dụng để nhuộm vải trong ngành may mặc,… – Hiện nay trên thế giới, nghệ được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á như: Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Việt Nam,…

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NGHỆ

1. Thời vụ trồng và chọn giống

– Thời vụ trồng +  Cây Nghệ có thể trồng được quanh năm, nhưng cần tận dụng được điều kiện thời tiết thuận lợi để không gây tốn kém chi phí cho người trồng. + Cây phù hợp với khí hậu ôn hòa, nhu cầu nước cao vì thế thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa: ở miền Bắc nghệ thường trồng vào tháng 2-4 và tháng 11-12 ở khu vực miền Nam – Chọn giống + Cũng như Gừng, cây nghệ là loài sinh sản vô tính nên được trồng từ củ. + Để cây khỏe mạnh và phát triển tốt, người trồng nên chọn củ ở những cây đã trải qua hai giai đoạn: 1 là giai đoạn sinh trưởng ra củ và 2 là giai đoạn ra hoa tàn lụi. + Chọn củ không được quá non hay quá già. Củ chắc, không sây sát và không mang sâu bệnh.

2. Chuẩn bị đất trồng

– Đất pha cát tơi xốp, có khả năng thoát nước cao, giàu chất dinh dưỡng và đặc biệt có thành phần cơ giới đất trung bình hoặc nhẹ, sẽ thuận lợi cho củ dễ dàng sinh sôi và phát triển. – Chuẩn bị đất trồng trước khoảng 5 – 7 ngày, đất cày sâu,bừa kỹ và băm nhỏ, bố trí các hệ thống thoát nước tốt, tránh bị ngập úng sẽ gây thối. – Luống: luống cao khoảng 20–25cm và rộng 1–1,2m, rãnh thoát nước rộng 0,3m. – Nếu trồng trên nền đất dốc chỉ nên làm luống ngắn, dọc theo sườn để dễ thoát nước và hạn chế được xói mòn đất.

3. Kỹ thuật trồng

– Mỗi luống trồng từ 3 – 4 hàng dài, hốc cách hốc 20–25cm, hành cách hàng 25–30cm. – Hốc sâu khoảng  7–10cm, mỗi hốc đặt 1 củ nghệ và sau đó lấp 1 lớp đất khoảng 5-7cm, cuối cùng phủ luống bằng rơm rạ và tưới nước cho đủ ẩm. – Sau 5-7 ngày, người trồng kiểm tra các hốc, hốc nào không có dấu hiệu nảy mầm thì tiến hành dặm. cu-nghe

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY NGHỆ

1. Bón phân

– Bón lót: Nghệ là cây dược liệu nên người trồng chỉ nên sử dụng phân bón hữu cơ để bón lót, nhằm đảm bảo an toàn và tăng độ tơi xốp cho cây. Khoảng 5 – 7 tấn phân bón hữu cơ Sinh học dùng cho 1ha. – Bón thúc: Sử dụng phân bón Hữu cơ Sinh học bón vào các thời điểm: + 7–10 ngày sau khi trồng, cây được 2–3 lá thì bón 0,2 – 0,3 kg/m2. + Sau 20 ngày, khi cây được 5–6 lá, tiếp tục bón thúc với lượng phân như trên. + Sau đó, cứ khoảng 15–20 ngày người trồng bón thúc 1 lần. – Người trồng kết hợp với vun gốc và nhổ cỏ để cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

2. Tưới nước

– Luôn giữ ẩm cho cây nghệ, khi trồng có thể phủ một lớp rơm để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Trồng vào đầu mùa mưa sẽ tiết kiệm được 1 khoảng chi phí đầu vào, nhưng cây dễ gây ngập úng. – Vào những ngày nắng thì nên tưới cây 2 lần/ngày.

3. Làm cỏ

– Làm sạch cỏ dại. Giai đoạn mới trồng, người trồng có thể dùng các dụng cụ làm cỏ như cuốc, dao,…Khi cây đã lớn hơn bà con nên dùng biện pháp thủ công là nhổ cỏ bằng tay, nếu sử dụng các dụng cụ sắc bén dễ gây tổn thương củ. – Tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cây nghệ. Mặt khác, các chất hóa học có thể tích tụ vào cây gây độc khi sử dụng.

4. Vun gốc

– Vun đất giúp tạo độ thông thoáng và tơi xốp cho đất, giúp củ phát triển thuận lợi hơn – Sau 1 tuần thì tiến hành vun gốc, kết hợp với làm cỏ và bón phân. –  Sau 20 ngày sau, tiếp tục vun gốc và kết hợp với làm cỏ, bón phân – Đều đặn mỗi tháng thì người trồng vun gốc 1 lần.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại

– Cây nghệ có một mùi hương không mấy dễ chịu, nên hầu như không bị sâu bệnh tấn công. – Một số loại bệnh thường xuyên xuất hiện là: thối củ, cháy lá, vàng lá… Lúc này ngươi trồng chỉ cần tạo độ thông thoáng cho rễ và tránh ngập úng rễ là được. – Lưu ý: Nghệ là cây lấy củ, vì thế trong quá trình chăm sóc người trồng có thể tỉa bớt lá già, để cây tập trung dinh dưỡng cho củ, để không gây phát sinh các loại nấm bệnh nào.

6. Thu hoạch

– Nghệ trồng khoảng 8 – 9 tháng là có thể thu hoạch. – Nên thu hoạch vào những ngày nắng ráo. Trước khi thu hoạch, người trồng cắt bỏ toàn bộ thân lá ở phía trên mặt đất và đào từng khóm nghệ.  Chúc các bạn thành công! Xem thêm: Tinh bột nghệ điều trị dạ dày: chỉ hiệu quả nếu dùng đúng cách