6 KINH NGHIỆM XƯƠNG MÁU KHI TRỒNG DÂU TÂY TẠI MIỀN BẮC

Dâu tây là 1 loại cây xuất xứ vùng ôn đới và được đem vào trồng ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ 19. Dâu tây thích nghi nhất với khí hậu ở Đà Lạt. Hiện nay, với điều kiện phát triển của khoa học, một số nhà vườn ở miền Bắc đã nhân giống và trồng thành công cây dâu tây, thích nghi với cả khí hậu nắng nóng mùa hè. Để cây dâu tây phát triển tốt nhất với khí hậu miền Bắc, người trồng nên chọn mua hạt về ươm, hoặc mua những cây được ươm trồng tại Bắc từ nhỏ, sức sống khỏe. Ngoài ra cũng có thể mua cây từ Đà Lạt chuyển ra với điều kiện đã được trồng ổn định 1 thời gian dài ngoài Bắc.

KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU TÂY TẠI MIỀN BẮC

dau-tay 1. Dâu tây rất ưa nước, cho nên mỗi ngày cần tưới 1-2 lần, đặc biệt ngày hanh khô cần tăng cường tưới. Ngoài ra, không nên tưới cây lúc trời nắng gắt, không tưới thẳng vào gốc, vào hoa và quả, vì có thể gây thối gốc, méo quả. Khi quả gần chín, cần giảm lượng nước để quả không bị nhạt. 2. Không vùi gốc quá sâu (nhiều người cho rằng càng vùi gốc sâu càng tốt, cây hút được nhiều chất dinh dưỡng nhưng điều này chỉ đúng với cà chua) thực tế điều đó làm hại cây, cây dễ bị nhũn gốc, thối mầm. Nhưng cũng không nên đặt gốc cao quá, cây bị lộ rễ dễ gây ra nấm và sâu bệnh xâm nhập. 3.Tuyệt đối không để cây ở trong nhà, hoặc nơi không có ánh nắng, sương đêm, khí trời. 4. Trồng cây ở vị trí nhiều sáng và ánh nắng. Tuy nhiên mùa hè nắng chói cần che cây vào tán râm dưới bóng cây khác (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). 5. Nên bón phân vi sinh hữu cơ hoặc phân bón chuyên dùng cho dâu 1 lần/tuần. Giai đoạn cây giống bón phân NPK (pha loãng rồi tưới) khi cây ra quả nên bón phân hữu cơ sẽ tốt hơn. 6. Dâu tây rất hay bị rệp và nhện tấn công. Rệp bé li ti bám dưới gốc và mặt sau của lá dâu, nhện hay giăng tơ trên bề mặt lá, ra sức hút nhựa làm cây cạn dần sự sống. Người trồng nên thường xuyên quan sát, nếu bị rệp có thể giã nát ớt cay pha với rựou trắng phun vào. Ngoài ra, có thể giết bớt rồi pha nước rửa bát loãng phun vào. Tuy nhiên không phun giai đoạn quả chín nhé. Chất lượng của quả phụ thuộc chất đất, giống cây, cách chăm sóc của người trồng và thời tiết. Những trái dâu  tây mùa hè nhỏ nhưng ngọt hơn. Mùa đông trái to hơn nhưng sẽ chua hơn. Người trồng nên chú ý các giai đoạn phát triển của cây để có cách chăm sóc tốt nhất. Xem thêm: Địa chỉ bán hạt giống dâu tây uy tín tại Hà Nội. Để giúp khách hàng có trồng dâu tây dễ dang, chúng tôi đã tổng hợp kỹ thuật trông dâu tây tại bài viết HẠT GIỐNG DÂU TÂY ĐỎ F1, QUẢ TO, CHỊU NHIỆT, NĂNG SUẤT CAO, khách hàng có thể xem TẠI ĐÂY. Chúc các bạn có vụ mùa bội thu!