Cúc vạn thọ mang ý nghĩa của nỗi buồn, sự thê lương. Ngoài ra loài hoa này còn tượng trung cho sự trường tồn vĩnh cửu. Cúc vạn thọ được rất nhiều gia đình Việt Nam dùng làm hoa thờ cúng hoặc trồng trang trí trong vườn.
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG HOA CÚC VẠN THỌ:
1. Chuẩn bị đất:
Cúc vạn thọ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Ngoài ra, nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Đất cho vào trong bầu nilon để gieo hạt giống hoa hoặc cho vào giỏ tre, chậu….. để trồng.
Lưu ý:
Do cúc vạn thọ dễ bị nấm bệnh từ đất tấn công nên trước khi trồng sử dụng dung dịch Formol pha với nước theo tỷ lệ 5 phần Formol 40 % pha với 100 phần nước, phun lên đất rồi. Sau đó dùng bạt nilon phủ kín 2 – 3 ngày rồi mở ra cho bay hết mùi Formol. Tiếp đó mới cho vào bầu nilon để gieo hạt hoặc giỏ, chậu để trồng cây.
2. Gieo hạt giống:
– Cho đất đã được xử lý vào các bao nilon nhỏ có kích thước 5 x 10cm (có đục lỗ thoát nước), cũng có thể cuộn lá chuối, lá dừa thành những cái bầu nhỏ như vẫn thường làm để gieo hạt giống cà chua, dưa chuột chùm, bầu bí…..
– Gieo mỗi bầu 1 hạt, đưa lên giàn, phía trên có mái che. Sau khi cây mọc 5 – 7 ngày thì dỡ dần giàn che để cây giống quen với ánh nắng. Sau 2 tuần có thể đem trồng vào giỏ, chậu… Trước khi trồng vài ngày nên phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, bệnh cho cây giống phát triển khỏe mạnh.
3. Trồng cây:
– Trồng hoa cúc vạn thọ trong giỏ tren hoặc chậu:
Dùng giỏ tre hoặc chậu 9 có đường kính 25 – 30cm, cao 25 – 30cm. Sau đó cho hỗn hợp đất trồng vào (thấp hơn mép 5 – 7cm), mỗi chậu trồng một cây giống. Đưa chậu bông ra chỗ có nắng để cây có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt.
– Trồng trên luống đất: Cúc vạn thọ không kén đất nhưng tốt nhất là đất thịt nhẹ, có nhiều mùn., tránh trồng cúc trên đất nhiễm phèn, mặn.
Làm tơi đất cho khô, sau đó đập nhỏ. Lên luống đất rộng 0,8 – 1,0 mét. Bên trên rải một lớp phân hữu cơ mục dày 3 – 5 cm, trộn đều phân vào lớp đất mặt. Khi cây giống đã được gieo ươm đủ ngày thì đưa ra trồng. Mỗi luống trồng 2 hàng cách nhau khoảng 40cm, cây cách cây 40cm.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC HOA CÚC VẠN THỌ
– Trong mùa khô hoặc hạn hán kéo dài phải tưới nước và giữ đủ ẩm cho cây. Phân bón cũng hòa cùng nước tưới cho cây.
– Sau khi trồng 5-7 ngày tiến hành bấm đọt để cây ra nhiều nhánh mới, tạo tán đẹp và nhiều bông. Khi cây sắp có nụ dùng phân bón lá Grow more (loại 10-30-30) xịt định kỳ 1 lần/tuần để kích thích cho cây ra bông lớn, đẹp, màu sắc rực rỡ.
– Lưu ý một số loại sâu bệnh thường gặp như sâu khoang ăn tạp hại lá, sâu xám cắn cây con, bệnh chết cây con khi còn nhỏ hoặc bệnh thối hoa và đốm nâu hại lá…khi cây đã lớn, giao tán…..
– Luôn tưới nước hàng ngày để đảm bảo đất luôn ẩm. Không được tưới nước vào lúc nắng to, không tưới nước vào chiều tối sẽ tạo ẩm ướt vào ban đêm, dễ làm cây bị bệnh.
– Dùng phân NPK (loại 20-20-15) bón bổ sung cho cây: Hòa 2 muỗng canh phân cho một thùng tưới loại 10 lít rồi định kỳ tưới khoảng 5-7 ngày/lần. Khi cây bắt đầu có nụ hoa thì bón thêm kali để hoa lâu tàn, màu sắc rực rỡ hơn.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thược dược.
Leave a Reply